BỊ HẠ BÀN – CÓ NGUY HIỂM HAY KHÔNG?
Cún cưng của chúng ta chẳng may bị hạ bàn, thế nó có đáng quan ngại hay không? Và liệu, khi mắc phải có thể chữa trị và bình phục như cũ ?Sau đây hãy cùng Sieupet.com tìm hiểu và các biện pháp cho việc chó bị hạ bàn nhé!
BỊ HẠ BÀN LÀ GÌ?
Bình thường chó sẽ đứng bằng đệm dưới chân. Nhưng khi chó bị hạ bàn có nghĩa là hai chân ở sau hoặc ở trước gập xuống. Nặng là từ cổ chân chạm hẳn phần đất khi chó di chuyển.
Đây không phải căn bệnh, nên sẽ tùy trường mà điều trị được.
NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA VIỆC CHÓ BỊ HẠ BÀN
Phần lớn vấn đề là do xương khớp, thường gặp ở các chó đang ở độ tuổi phát triển. Vì sự vô tâm của chủ, khiến cho bị đói, ăn uống kém chất lượng. Cũng có thể vì chế độ ăn uống.
[caption id="attachment_14086" align="aligncenter" width="1024"] Chó bị hạ bàn có nghĩa là hai chân ở sau hoặc ở trước gập xuống[/caption]
Thiếu cân bằng giữa các chất như Canxi, chất khoáng,... Việc thiếu chất dinh dưỡng làm giảm khả năng phát triển của xương. Điều này khá nguy hiểm. Ảnh hưởng rất lâu dài tới chó.
Khi ăn no mà không thường xuyên di chuyển, ít vận động, chỉ hoạt động quanh một chỗ. Được người chủ chăm sóc quá cẩn thận. Làm cho nó không thể chạy nhảy, hoạt động gân cốt phần cổ chân được.
Nơi chó ở quá nhỏ so với diện tích mà chó cần, khiến chó không được thoải mái. Phần ăn mỗi ngày đều chứa quá nhiều chất béo, dẫn đến tình trạng bị béo phì. Rất dễ khiến chân bị hạ bàn.
Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Làm cho chó không hấp thu được Vitamin D có hại cho gân cốt và xương.
MỘT VÀI NGUYÊN NHÂN KHÁC
Chó bị liệt sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, đi đứng khó khăn. Lý do có thể rất nhiều, như:
[caption id="attachment_14087" align="aligncenter" width="1024"] Việc thiếu chất dinh dưỡng làm giảm khả năng phát triển của xương.[/caption]
- Nhiễm khuẩn:
Chó ban đầu bị sốt hơn 40 độ, đi ngoài có dạng chảy, ho liên tục, nôn. Phần mắt chảy dịch nhầy màu vàng nhạt, mũi ráp. Bỏ ăn kèm theo tình trạng run rẩy, co người.
- Vì thiếu Riboflavin:
Có thể trong phần ăn thường ngày mà gây ảnh hưởng đến da, gan, ruột, mắt. Bệnh này có thể chữa bằng cách điều chỉnh lại. Cung cấp Riboflavin mỗi ngày khoảng 0,11 mg/kg hoặc hơn nếu cần.
- Không đủ Vitamin B1:
Ăn thức ăn thiếu dưỡng chất, kém. Kéo dài liên tục như vậy sẽ làm cho chó gầy ốm, bị táo bón, luôn yếu ớt, các cơ bị chuột rút.
[caption id="attachment_14093" align="aligncenter" width="720"] Ăn thức ăn thiếu dưỡng chất, kém. Kéo dài liên tục như vậy sẽ làm cho chó gầy ốm, bị táo bón, luôn yếu ớt, các cơ bị chuột rút.[/caption]
- Khoáng chất không đủ:
Khi chó bị thiếu sẽ dẫn đến việc xương không được cứng, gây các căn bệnh như xương biến dạng, bị còi xương.
- Hạ Canxi:
Chó luôn khó chịu, hô hấp nhanh, di chuyển lảo đảo. Thân nhiệt tăng cao, có thể lên đến 42 độ. Nếu nặng sẽ hôn mê, liệt, kêu gào. Cần tiêm hoặc cho uống thêm Canxi vào cơ thể chó để tránh bị co giật.
- Mắc bệnh Barlow:
Đầu tiên chó bị què, sau đó là liệt. Ở xương hàm với xương dài sẽ bị xoắn vặn. Thân nhiệt thay đổi thất thường, sưng lên nhiều chỗ, khi ta chạm vào sẽ làm chó đau.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG KHI BỊ HẠ BÀN
Dấu hiệu của việc bị yếu chân sẽ là di chuyển không vững, lảo đảo, mất cân bằng, chân dính sát xuống đất. Nghĩa là chó của bạn đang có khả năng rất cao đối với việc bị yếu, liệt. Thậm chí là chó bị hạ bàn.
[caption id="attachment_14091" align="aligncenter" width="960"] Dấu hiệu của việc bị yếu chân sẽ là di chuyển không vững, lảo đảo, mất cân bằng, chân dính sát xuống đất. Nghĩa là chó của bạn đang có khả năng rất cao đối với việc bị yếu, liệt. Thậm chí là hạ bàn.[/caption]
Nguyên nhân chiếm nhiều là do bị tai nạn, hoặc xương bị lão hóa yếu đi. Xương bên trong của chó có thể bị nứt, gãy dẫn đến việc chân có vấn đề.
Triệu chứng như phần bị thương dễ nhìn thấy như việc di chuyển, dồn trọng tâm vào một hướng. Lúc chạm vào phần xương gãy, chó có thể cắn và hét lên.
Chỗ bị gãy sẽ xuất hiện bọng nước, lâu dài bị xuất huyết. Sờ vào phần chân, cảm nhận được xương ngay tại đấy bị gập.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Có rất nhiều các loại phương pháp khác nhau, được bác sĩ khuyến cáo để chữa trị khi chó của bạn khi chó bị hạ bàn.
[caption id="attachment_14092" align="aligncenter" width="800"] Có rất nhiều các loại phương pháp khác nhau, được bác sĩ khuyến cáo để chữa trị khi chó của bạn khi bị hạ bàn.[/caption]
- Thường xuyên massage.
- Để máu được lưu thông nên hay xoa dịu phần khớp xương, chân, tay.
- Mỗi ngày cung cấp Canxi.
- Cho ăn các thức ăn như phô mai, sữa chua, cá,....
- Mỗi sáng đều tập thể dục để cho chó linh hoạt hơn.
PHÒNG NGỪA
Nên hạn chế nhốt chó tại một chỗ, thường xuyên dắt nó đi dạo để tránh chó bị hạ bàn. Kết hợp khẩu phần ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Dẫn chó đi tắm nắng vào lúc 6h30 đến 7h. Cho chó của bạn vui chơi với các loại chó khác, để tránh tình trạng chán nản khi nó chỉ một mình.
[caption id="attachment_14096" align="aligncenter" width="500"] Luôn bổ sung chất khoáng cần thiết. Mua các loại canxi của chó như Calcium, Phosphorus, đường uống,… Rèn luyện cho chó có sức khỏe, sức bền.[/caption]
Luôn bổ sung chất khoáng cần thiết. Mua các loại canxi của chó như Calcium, Phosphorus, đường uống,… Rèn luyện cho chó có sức khỏe, sức bền như chạy xe đạp ở tốc độ chậm.
Chơi đùa với chó của mình, để nó được vận động. Để chó không lười biếng, nên làm một vài trò vui như chạm tay, xoay tròn,…
Như vậy là hết rồi ! Việc chó bị hạ bàn có thể chữa trị, nên khi các bạn thấy thú cưng của mình có những dấu hiệu trên. Hãy nhanh chóng điều dưỡng và đưa đến gặp bác sĩ. Sieupet.com chúc thú cưng của mỗi bạn đều khỏe mạnh, và hãy cùng nhau gây dựng xã hội của chó thật lành mạnh nhé!
Nguồn: https://sieupet.com/cho-bi-ha-ban/
source https://sieupet.com/cho-bi-ha-ban/
Nhận xét
Đăng nhận xét